Kết quả tìm kiếm cho "Nghệ nhân Nhân dân Trường Út"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 302
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Thuở xưa, vùng biên thùy Châu Đốc đất rộng, người thưa, cá tôm đầy sông. Đến mùa cá, người dân đánh bắt được nhiều đến nỗi bán không ai mua. Muốn dự trữ chỉ còn cách làm khô, làm mắm để ăn quanh năm. Lúc đầu, khô, mắm chủ yếu dùng trong gia đình, dần dà mở rộng ra bán cho đông đảo người dân và du khách, được thị trường trong ngoài tỉnh chấp nhận.
Tại An Giang, mạng lưới khám, chữa bệnh (KCB) bằng y học cổ truyền (YHCT) được triển khai ở tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm y tế. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố có nhân viên phụ trách công tác YHCT; 156/156 trạm y tế cấp xã có y, bác sĩ YHCT phụ trách công tác KCB.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã và đang được hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh, tạo lan tỏa sâu rộng, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn hoang sơ. Các tiên ông từ núi Cấm, núi Dài đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi. Các nàng tiên thường rủ nhau sang núi dạo chơi và đùa nghịch. Một hôm, họ thi nhau thành ngọn đồi có mặt trong trời đất bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TX. Tịnh Biên tích cực hỗ trợ vốn vay để những trường hợp này phát triển các mô hình sinh kế.
9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) huyện An Phú tiếp tục tăng trưởng. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững…
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Tuổi cao chí càng cao”, thời gian qua, người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sống mẫu mực, nêu gương sáng cho con cháu noi theo, phát huy vai trò trong tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương…
Mùa nước nổi, trên các tuyến kênh giáp biên ở vùng đầu nguồn, thương lái xuôi ngược ghe, xuồng cân, buôn cá đồng tấp nập. Có mặt tại cánh đồng lũ ven biên xã Phú Hội (huyện An Phú), chúng tôi bắt gặp không khí cân, bán cá giữa ngư dân và thương lái rất nhộn nhịp. Dõi theo dòng kênh, những chiếc vỏ lãi chạy qua lại rẻ nước ràn rạt chở cá đồng, tạo nên khung cảnh làm ăn sôi động trong mùa nước nổi.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Hến sống ở rạch, lớn một tí thì ra sông, khi trưởng thành thì sống ở vùng cồn. Hến sống ở cồn sẽ trắng, tròn, rất ngon. Hến có quanh năm, nhưng “rộ mùa” chủ yếu từ tháng 3 - 8 âm lịch.
Huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) có địa bàn rộng, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí không đều, ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh quân sự (TSQS). Tuy nhiên, năm 2024, bằng nhiều nỗ lực, địa phương vươn lên “ngoạn mục”, có số lượng thí sinh trúng tuyển vào các nhà trường, học viện quân đội cao nhất trong tỉnh (15 thí sinh, tính đến cuối tháng 8/2024), cũng là thành tích cao nhất từ trước đến nay của huyện.